Chào mừng bạn đã đến với City Bike! Hotline 0963.161.864
Tin tức

Những lưu ý an toàn khi đạp xe với người cao huyết áp

Ngày 30-12-2020 Lượt xem 135

Cao huyết áp là một tình trạng cần phải điều trị suốt đời bằng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh và thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất. Vậy người cao huyết áp có nên đạp xe hay không? Nếu có thể thì cần phải lưu ý những gì?

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh ở người mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, không phải hình thức tập luyện nào cũng là thích hợp với những đối tượng này. Vậy người bị cao huyết áp có nên đạp xe hay không và nếu có thể tham gia thì họ cần phải lưu ý những gì?

1. Người bị cao huyết áp có nên đạp xe không?

Đạp xe là một bộ môn thể thao có tác dụng làm tăng sức bền của cơ thể. Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh của cơ bắp và khớp xương, nó cũng giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn, tim mạch, sự trao đổi chất cũng như hệ miễn dịch. Chính vì vậy, người cao huyết áp có nên đạp xe thường xuyên để rèn luyện sức khỏe thể chất.

Có thể ban đầu trong quá trình tập luyện, mức huyết áp sẽ tăng lên. Tuy nhiên về lâu dài, huyết áp sẽ được giảm xuống ở mức thấp hơn và ổn định. Bên cạnh đó, khi đạp xe, cơ tim được hoạt động nhiều hơn, cung cấp máu tốt hơn. Do đó có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Hơn thế nữa, việc đạp xe cũng có tác động tích cực tới sự hoạt động của tĩnh mạch. Khi đạp xe, các cơ bắp chân di chuyển đè ép tĩnh mạch giúp máu bơm vào tim ổn định hơn. Giảm các nguy cơ rối loạn tĩnh mạch, giảm hẳn sự tăng huyết áp đột ngột và bất ngờ.

Như vậy, câu trả lời cho "người bị cao huyết áp có nên đạp xe không?" là có. Đạp xe rất tốt với những người mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên vẫn có một số lưu ý khi bắt đầu tham gia tập luyện.

2. Lưu ý quan trọng khi đạp xe đối với người bị bệnh cao huyết áp

Với bệnh nhân cao huyết áp thì việc đạp xe ít nhất 3 tiếng đồng hồ mỗi tuần là cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý nên từ từ tăng dần cường độ luyện tập từ thấp lên cao phù hợp với khả năng của mình. Không nên thúc ép bản thân tập luyện quá nặng và quá nhanh chóng.

Nhịp độ lý tưởng nên được thực hiện là từ 80 đến 100 vòng đạp mỗi phút. Đạp xe với nhịp độ cao quá mức độ trên dễ dẫn đến các chấn thương về dây chằng và cơ. Cần lưu ý nên đạp xe với tốc độ ổn định và chân lúc nào cũng để trên bàn đạp. Lực tác động lên bàn chân nên đồng nhất giữa lực nhấn xuống và kéo pedal lên.

Khi bắt đầu một quá trình tập luyện, hãy dành vài phút đầu để điều chỉnh tốc độ từ từ theo sức của bản thân và tăng tốc dần sau đó duy trì đạp xe với tốc độ ổn định. Đến cuối quãng đường nên giảm dần tốc độ. không nên dừng đột ngột. Điều này nhằm tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng do sự căng thẳng của các cơ, gân hay giảm thiểu khả năng bị chuột rút.

Với những người mới bắt đầu, có thể đạp xe trên địa hình bằng phẳng để làm quen dần. Thường xuyên bổ sung nước và năng lượng giữa những khoảng nghỉ. Không nên đạp xe kéo dài nhiều tiếng đồng hồ liên tục.

Gọi ngay: 0963.161.864
SMS: 0963.161.864 Chat Zalo